Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Trung Quốc đang trong giai đoạn bùng nổ thị trường bất động sản. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có nhanh chóng biến thành bong bóng bất động sản giống như Mỹ?
Sự sụp đổ thị trường nhà đất gần đây của Mỹ khiến toàn bộ nền kinh tế nước này bị đình trệ. Trong trường hợp của Trung Quốc, bong bóng bất động sản phát nổ có thể ảnh hưởng rất nhiều tới thế giới. Bởi vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới và cho đến nay đóng vai trò như một đầu máy chính kéo nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái.
‘Bong bóng’ bất động sản ngày càng phình to
Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 10% trong năm 2011 nhưng giới phân tích vẫn có nhiều lý do để lo ngại, đặc biệt về việc “bong bóng bất động sản” đang ngày càng phình to và có nguy cơ bị nổ tung.
Báo cáo của Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) cho rằng, do đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm tới 20% trong tổng đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc và lĩnh vực này liên quan mật thiết với nhiều lĩnh vực khác, nên các biện pháp siết chặt thị trường nhà đất của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ làm gia tăng sức ép lên tốc độ tăng trưởng trong năm tới. Việc chính phủ Trung ương kiểm soát và điều khiển chặt chẽ hơn hoạt động tài chính của các chính quyền địa phương cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng đầu tư.
Dù tăng trưởng ở mức hai con số nhưng giới phân tích vẫn có cái nhìn trái ngược về kinh tế Trung Quốc, giữa lúc có lo ngại tình trạng bong bóng bất động sản và lạm phát gia tăng làm chậm tốc độ tăng trưởng. Nhà kinh tế độc lập Xie Guozhong, cựu giám đốc điều hành Morgan Stanley, cho rằng tình trạng dư thừa công suất và bong bóng bất động sản đang gây ra những thách thức thực sự cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong tương lai. Ông nhận định: "Bong bóng bất động sản ở Trung Quốc sẽ tiếp tục phình to trong vòng hai năm tới và sẽ vỡ tung".
Phó Khoa Kinh tế Su Jian thuộc Đại học Tổng hợp Bắc Kinh lại cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc "đang bị đe doạ bởi tình trạng bong bóng, nhưng nền kinh tế nước này không phải đang hướng tới sự đổ vỡ".
Phản bác lại ý kiến trên, nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng James S. Chanos, từng kiếm bộn tiền do dự đoán được sự sụp đổ của tập đoàn Enron và nhiều công ty khác, đã cảnh báo kinh tế Trung Quốc đang hướng tới sự đổ vỡ, chứ không phải là phát triển bền vững. Ông cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đang phóng đại sức mạnh kinh tế và giả mạo số liệu về tỷ lệ tăng trưởng. Ông cũng cảnh báo bong bóng bất động sản của Trung Quốc to "gấp 1.000 lần của Dubai”.
So với cùng kỳ năm trước, giá nhà đất tại 70 thành phố của Trung Quốc tăng 7,7% trong tháng 11/2010 ngay cả sau khi chính phủ đưa ra biện pháp hạn chế thế chấp với việc mua căn nhà thứ 3 và cam kết đưa ra thuế bất động sản. Doanh số bán bất động sản vẫn tăng 14,5%.
Trong bài phỏng vấn mới nhất, ông James Chanos nói: “Nhiều biện pháp điều tiết của Trung Quốc không giải quyết được trọng tâm vấn đề. Bong bóng vẫn phình to hơn và càng gần đến thời điểm cuối năm 2010, mọi chuyện càng tồi tệ hơn”.
Những lâu đài trên cát
Với nhiều người Trung Quốc lúc này, một ngôi nhà đắt đỏ chẳng khác gì lâu đài và việc sở hữu nhà giống như xây lâu đài trên cát. Nhu cầu nhà của giới trẻ rất cao, nhất là những cặp sắp sửa hoặc mới kết hôn. Một số ít cảm giác có được “tân gia,” nhưng thường là nhờ những nỗ lực hỗ trợ tột bậc của hai bên thông gia có điều kiện kha khá hoặc dành dụm được một căn hộ từ trước đây.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, việc sở hữu một căn nhà không phải chuyện quá to tát khi đa số những chung cư, tập thể của công ty, nhà máy được bán với giá rẻ cho tất cả những công nhân viên đã làm việc gắn bó đủ thâm niên. Đến tận năm 2002, người ta vẫn có thể mua một căn hộ mới, đẹp và hiện đại khoảng 120 m2 tại trung tâm tài chính Phố Đông, thành phố Thượng Hải, với giá khoảng 200.000 Nhân dân tệ (tương đương 29.300 USD). Nhưng bây giờ, những căn hộ mới xây cùng tiêu chuẩn, cùng địa điểm hiện có giá ít nhất là 2-3 triệu Nhân dân tệ.
Trong 8 năm, giá bất động sản có thể tăng tới 10 lần như thế. Trong khi đó, mức lương tháng của đa số nhân viên văn phòng hồi năm 2002 là khoảng 2.500 Nhân dân tệ. Hiện tại, mức lương đó cũng tăng nhưng chỉ khoảng 4.000 Nhân dân tệ. Giá nguyên vật liệu trong cùng thời gian kể trên tăng khoảng 30%.
Song song với những căn hộ chung cư thông thường dành cho tầng lớp trung lưu, một loạt chung cư cao cấp cũng “mọc lên như nấm” ở Trung Quốc. Một căn hộ thông tầng rộng rãi với cột giường da cá sấu, cửa bằng đồng được chạm khắc thủ công có đính những viên pha lê Swarovski được rao bán trên thị trường với giá 45 triệu USD. Mặc dù vẫn chưa bán được, Charles Tong, chủ tổ hợp công trình cao cấp Tomson Riviera, tọa lạc giữa trung tâm tài chính của thành phố Thượng Hải, cho biết ông không lo lắng vì đã bán được những ngôi nhà với giá tương tự cho khách hàng. “Chúng tôi bán được 3 - 4 căn hộ mỗi tháng. Hiện nay, mọi người ở đây đều thích sang trọng; họ muốn một lối sống mới”, ông nói.
Ít có khu căn hộ nào ở Trung Quốc vượt qua được tổ hợp công trình cao cấp Tomson Riviera, gồm bốn tòa tháp màu vàng nhìn ra sông Hoàng Phố với một khu vườn trung tâm hình con rồng. Những căn hộ được cho thuê với giá 7.000 - 17.000 USD một tháng dành cho những ủy viên ban quản trị từ các công ty như General Motors.
Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, năm ngoái, nhà ở tại nước này đã được bán với số tiền kỷ lục 560 tỷ USD, tăng 80% so với một năm trước đó. Và khi giá bất động sản tăng mạnh, các nhà đầu tư đua nhau xây biệt thự, tòa nhà cao tầng với những cái tên như Rich Gate, Park Avenue và Palais de Fortune.
Một trong những điều quan trọng gây nên cơn sốt bất động sản ở Trung Quốc là nguồn tiền cho vay dễ dàng từ các ngân hàng trong gói kích thích kinh tế khổng lồ chống khủng hoảng. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó đầu tư vào bất động sản, khiến thị trường này càng nóng hơn.
Tờ Shanghai Daily gần đây tiết lộ tại thành phố có hàng nghìn căn hộ xây từ năm 2006 song vẫn khóa trái cửa. Rõ ràng, việc giá tăng không phải xuất phát từ thiếu nguồn nhà mà vì tình trạng đầu cơ. Chuyện như vậy không chỉ ở Thượng Hải mà ở khắp các thành phố lớn. Kết quả là thị trường bất động sản luôn khan “hàng,” đẩy giá lên tầm mơ ước của các nhà đầu tư nhưng là cơn ác mộng cho những người thực sự có nhu cầu.
Không ít biện pháp đã được Trung Quốc công bố trong thời gian qua nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như kiểm tra kỹ lưỡng tính hợp lý của nguồn tiền cho vay từ các ngân hàng, hạn chế việc bán khống, nâng mức đặt cọc nếu mua ngôi nhà thứ hai cũng như đang xem xét khả năng áp dụng luật mới với bất động sản.
(Báo Đất Việt)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.